PVC là một trong những loại nhựa được yêu thích nhất vì tính ứng dụng cao. Trong thiết kế nội thất, rất nhiều sản phẩm được thi công từ nhựa PVC. Cùng tìm hiểu những ứng dụng phổ biến của loại nhựa này trong nội thất nhé!
Nhựa PVC là gì?
PVC hay còn gọi là Polyvinyl được tổng hợp thành công bởi Henri Regnault vào năm 1835. Tuy nhiên, đến năm 1937 thì nhựa PVC mới được sản xuất trên quy mô công nghiệp hoàn chỉnh. Có thể nói đây là loại vật liệu có lịch sử dài nhất trong sản xuất công nghiệp. Ngày nay, nhựa PVC được tạo ra từ một trong ba quy trình nhũ tương gồm: trùng hợp nhũ tương, trùng hợp số lượng lớn và đình chỉ trùng hợp.
Tấm nhựa PVC
Các loại nhựa PVC phổ biến?
Các loại nhựa PVC phổ biến có thể kể đến gồm:
-
Nhựa PVC dẻo hay còn gọi là PVC-P (Mật độ: 1,1-1,35 g/ cm 3): Loại này được hình thành bằng cách thêm các chất dẻo tương thích vào nhằm làm giảm độ kết tinh. Đồng thời, những chất hóa dẻo này cũng khiến PVC được dẻo và trong hơn.
-
Nhựa PVC cứng hay còn gọi là uPVC (Mật độ: 1,3-1,45 g/ cm 3 ): Loại này có khả năng chống va đập, chống hóa chất và ăn mòn cao, chống ẩm.
-
Polyvinyl Clorua hoặc có thể gọi là perchlorovinyl clo hóa: Loại này được điều chế bằng cách clo hóa nhựa PVC nhằm tạo ra độ bền cao, ổn định hóa học và có khả năng chống cháy tốt.
-
Định hướng phân tử PVC hoặc PVC-O: Loại này được tạo ra bằng cách sắp xếp lại cấu trúc vô định hình của PVC-U thành cấu trúc phân lớp với mục đích giúp nhựa được cứng và chịu lực tốt hơn.
-
PVC biến đổi hoặc có tên khác là PVC-M: Loại này được hình thành bằng cách thêm các tác nhân biến đổi nhằm tăng độ cứng và bền cho nhựa.
Ưu điểm của PVC
PVC là một vật liệu có tính linh hoạt và chi phí thấp. Các ưu điểm của nhựa PVC ghi điểm trong lòng người sử dụng gồm:
-
Độ bền: PVC chịu được các điều kiện thời tiết và có khả năng chống ăn mòn. Do đó, nó được sử dụng để sản xuất nhiều vật dụng ngoài trời. Nghiên cứu của Japan PVC Pipe and Fittings Association đã chứng minh rằng các ống nước ngầm được làm từ nhựa PVC gần như không bị hư hại nhiều sau 35 năm sử dụng.
-
Khả năng chống cháy: PVC chứa 57% clo do đó khi bị đốt cháy, hàm lượng clo của nó sẽ dập tắt lửa. Đồng thời, nhiệt độ giải phóng khi đốt cháy của nhựa thấp hơn nhiều so với nhiệt độ được giải phóng bởi các loại nhựa khác nên nó ít có khả năng truyền lửa sang các vật liệu khác.
-
Cách điện: PVC chịu được cường độ điện lớn, chống cháy tốt nên nó trở thành vật liệu lý tưởng để sản xuất cáp truyền thông, cáp điện dân dụng, vỏ dây điện,...
-
Kháng hóa chất: PVC rất khó hòa tan trong các hóa chất hữu cơ và nó chống lại hầu hết các hóa chất vô cơ. Do vậy, PVC thích hợp để sử dụng làm ống xả khí và ống các loại bao gồm cả các ứng dụng y tế..
Những ứng dụng của nhựa PVC trong nội thất
Trong thi công nội thất, PVC được ứng dụng làm nhiều sản phẩm. Những sản phẩm nội thất từ PVC đều đảm bảo về chất lượng, độ bền và cả mặt thẩm mỹ.
Ứng dụng làm kệ, tủ
PVC được yêu thích làm vật liệu thi công các sản phẩm như kệ, tủ gồm kệ bếp, giá sách, tủ quần áo,... Yếu tố đầu tiên để đánh giá một chiếc kệ/ tủ chất lượng chính là độ bền và khả năng chịu lực cao. Nhựa PVC hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đó.
Những kệ/ tủ được làm từ PVC rất đa dạng kiểu dáng và màu sắc. Chúng còn được thiết kế để gia chỉ tận dụng được tối đa tính năng. Đặc biệt, vật liệu PVC còn mang đến sự linh hoạt, dễ dàng di chuyển.
Kệ ti vi từ PVC
Tủ quần áo nhựa PVC
Tủ bếp nhựa PVC
Ứng dụng làm giường ngủ
Giường ngủ từ PVC có đa dạng kiểu dáng và công năng. Những chiếc giường này không những mang đến sự chắc chắn mà còn cả vẻ ngoài bắt mắt.
Giường ngủ từ nhựa PVC
Kết luận
Mong rằng những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về PVC. Bạn có thể truy cập vào Nhựa Hoàng Hà để tìm hiểu thêm những sản phẩm được làm từ tấm nhựa PVC.