icon icon icon

Cách phân biệt nhựa tốt hay xấu ai cũng cần biết

Đăng bởi CÔNG TY TNHH NHỰA HOÀNG HÀ vào lúc 20/04/2022

Xu hướng sử dụng các sản phẩm từ vật liệu nhựa ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt nhựa tốt hay xấu. Việc nắm rõ cách phân biệt sẽ giúp người mua chủ động trong việc sử dụng và bảo quản các sản phẩm làm từ nhựa. Cùng bài viết tìm hiểu cách phân biệt nhựa tốt hay xấu một cách chi tiết nhất nhé!

Cách phân biệt nhựa dựa vào mã nhận diện

Dưới đáy hoặc mặt sau mỗi sản phẩm làm từ vật liệu nhựa đều có một ký hiệu nhỏ hình tam giác kèm với một con số, đây được gọi là mã nhận diện nhựa (Resin Identification code-RIC) được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ASTM.

Số 1 - nhựa PET (PPE)

Nhựa PET (polyethylene terephthalate) được sử dụng phổ biến ở các sản phẩm dạng lỏng như chai nước ngọt, chai nước khoáng, bao bì đóng gói… Nhựa số 1 chỉ nên sử dụng duy nhất một lần vì chúng có chứa BPA có khả năng tan vào thức ăn gây ảnh hưởng sức khỏe. 

Nhựa PPE

 

Số 2 - nhựa HDP

Nhựa HDP (High Density Polyethylene) là loại nhựa đảm bảo sức khỏe cho người dùng nhất. Nhựa số 2 được các chuyên gia khuyến cáo để đựng thực phẩm lâu dài.

Nhựa HDP được dùng để chế tạo các vật dụng như: chai nhựa, bình đựng… Loại nhựa này có độ bền nhiệt cao, chịu va đập tốt và hoàn toàn không chứa BPA. Có thể phân biệt loại nhựa này bằng màu sắc vì nhựa HDP thường có màu xanh lam khác biệt.

Nhựa HDP

Số 3 - nhựa PVC

Nhựa PVC (Polyvinyl Clorua) là một loại nhựa mềm dẻo và có độ bền cao. Nhựa PVC không thích hợp dùng để đựng thực phẩm vì nó có khả năng hòa tan và thẩm thấu vào thức ăn dưới tác dụng của nhiệt độ. Nhựa PVC có độ bền tốt, thường được ứng dụng trong thi công công trình, nhà cửa.

Nhựa PVC

Số 4 - nhựa LDPE

Nhựa LDPE (Low Density Polyethylene) có tính trơ về mặt hoá học và kém bền về mặt vật lý. Nhựa số 4 được sử dụng trong các sản phẩm dùng một lần như túi nhựa hoặc hộp nhựa đựng thức ăn. Nhựa số 4 chịu nhiệt kém, vì vậy nên tránh nhiệt độ cao.

Nhựa LDPE

Số 5 - nhựa PP

PP được các chuyên gia khuyên sử dụng vì độ bền nhiệt cao và an toàn cho sức khỏe. Cách phân biệt nhựa số 5  là chúng thường có màu trong suốt. Nhựa PP  này có thể tái sử dụng, thân thiện với môi trường.

Nhựa PP

Số 6 - nhựa PS

Nhựa PS (Polystyrene) là loại nhựa rẻ và nhẹ, do đó thường được ứng dụng làm hộp xốp đựng thức ăn hoặc dĩa, muỗng dùng 1 lần. Nhựa số 6 có khả năng chịu nhiệt đáng kể, tuy nhiên ở nhiệt độ cao có thể giải phóng chất độc hại. Nhựa PS được cảnh báo không được phép dùng để đựng thực phẩm lâu dài.

Nhựa PS

Số 7 - nhựa PC

Nhựa PC (Polycarbonate) là loại cực kỳ độc hại vì có chứa BPA. Số 7 là ký hiệu của các loại nhựa được cảnh cáo là không an toàn cho sức khỏe. Khi sử dụng loại nhựa này đựng đồ nóng thì có khả năng nhiễm độc vào thức ăn.

Nhựa độc hại

Cách sử dụng nhựa an toàn

Hiện nay, nhu cầu sử dụng đồ nhựa đang rất cao và trên thị trường sẽ không khó bắt gặp những sản phẩm làm từ nhựa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng đồ nhựa an toàn. Cùng tìm hiểu cách sử dụng nhựa của tiêu dùng thông minh nhé

  • Nắm rõ cách phân biệt nhựa: Việc phân biệt được các loại nhựa sẽ giúp người tiêu dùng chủ động trong việc lựa chọn chất liệu phù hợp

  • Không tái sử dụng chai và hộp nhựa mỏng: các sản phẩm làm từ nhựa như chai đựng, hộp nhựa mỏng,...  thường được làm từ nhựa #1 PET. Sau khi sử dụng một thời gian, các hóa chất, chất phụ gia, chất tạo màu được sử dụng trong quá trình chế tạo có thể ngấm vào nước và gây hại cho sức khỏe

  • Tránh dùng đồ nhựa đựng các thức ăn nóng, tiếp xúc nhiệt độ cao: Nếu sử dụng  hộp nhựa, cốc nhựa để đựng thực phẩm nóng, trong nhựa sẽ giải phóng ra hàm lượng monostyren (một chất độc) ngấm vào thức ăn. Nếu sử dụng lâu dài sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và gây nên rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Tổng kết

Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp bạn biết cách phân biệt nhựa tốt hay xấu. Tham khảo các sản phẩm nội thất từ nhựa tại website Nhựa Hoàng Hà. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chức bạn sẽ có được cho mình sản phẩm ưng ý nhất!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: